Bát Tràng là làng nghề đã tồn tại hơn 1000 năm với sự nổi tiếng về truyền thống làm đồ thủ công mỹ nghệ từ gốm sứ. Cùng với xu thế phát triển hiện đại, ngày nay nơi này không chỉ còn cung cấp các sản phẩm thủ công mà còn mở thêm những khu thăm quan, địa điểm du lịch. Bài việt dưới đây sẽ gợi ý cho các bạn một vài địa điểm khi đến Bát Tràng và một vài lưu ý khi đi.
1 – Di chuyển bằng xe máy, ô tô cá nhân:
Các phương tiện cá nhân luôn đem lại sự chủ động cho người dùng, vì vậy khi bạn đến Bát Tràng bằng các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô sẽ thuận tiện hơn.
2 – Di chuyển bằng xe bus
Có rất nhiều chuyến xe bus di chuyển qua Long Biên, sau khi lựa chọn tuyến xe bus đến điểm Long Biên, bạn có thể đi theo chuyến xe bus 47A hoặc 47B để tới Bát Tràng.
3 – Di chuyển bằng tàu thuyền
Nếu bạn ưa thích cảm giác thư giãn, di chuyển bằng tàu thuyền cũng là một gợi ý hay ho cho bạn. Đi bằng thuyền và tàu sẽ có chi phí cao hơn với phương tiện cá nhân và xe bus, giao động khoảng 350.000 - 400.000VNĐ/người. Đường thủy sẽ bắt đầu khởi hành từ bến Chương Dương Độ, qua Đền Dầm, tới đền thờ Tiên Dung và Chử Đồng Tử, điểm cuối là làng gốm Bát Tràng.
Các địa điểm thăm quan của Làng gốm Bát Tràng hoạt động quanh năm, tuy nhiên nếu đến vào các dịp lễ Tết, kỳ nghỉ,.. Thì sẽ có những trải nghiệm phong phú hơn, đa dạng hơn tại đây. Một vài các lễ hội (tính theo lịch âm) và địa điểm tổ chức không nên bỏ lỡ là:
Tại Đình Làng: Lễ Khai hạ (mùng 7 tháng Giêng); Xuân Tế, hội làng (ngày 15 tháng Hai); Lễ Kỳ Yên ( ngày 15 tháng Tư); Lễ Trùng thập (Ngày 10 tháng 10).
Tại Chùa Làng: Lễ Thượng Nguyên (ngày 15 tháng Giêng).
Tại Đền Mẫu: Giỗ đức Thánh Mẫu, hội đền (ngày 24 tháng Chín).
3.1. Khu nặn gốm thủ công
Đến làng Gốm, không nên bỏ qua cơ hội được trải nghiệm tự nặn gốm tại khu nặn gốm thủ công nhé. Tại đây, các địa điểm sản xuất gốm sứ thường sẽ cho bạn tự làm gốm theo quy trình cơ bản để mang về như: Nhào nặn đất sét, tạo hình mong muốn và vẽ trang trí thủ công cho sản phẩm. Nếu bạn muốn mang về để lưu giữ kỷ niệm, các nhà lò sẽ đưa các sản phẩm vào lò nung và trao cho bạn.
3.2. Chợ gốm Bát Tràng
Chẳng phải ngẫu nhiên mà Chợ gốm Bát Tràng được gọi là nơi phát triển gốm sứ thịnh vượng nhất của miền Bắc. Khi bạn tới đây, bạn sẽ có những trải nghiệm về sự sầm uất, nhộn nhịp của các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa của thương nhân.
Tại đây có đủ loại đồ gốm sứ bắt mắt, từ những sản phẩm nhỏ xinh dùng để trang trí bàn họa, bàn làm việc như bình hút lộc mini, lọ hoa và một số quà tặng lưu niệm khác. Cho đến những sản phẩm có diện tích lớn, dùng được cho cả việc trang trí lẫn phong thủy như bộ thờ cúng, bộ lục bình, tranh từ gốm sứ.
3.3. Bảo tàng Gốm Bát Tràng – Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt
Địa điểm khi đến Bát Tràng không được bỏ lỡ là Bảo Tàng Gốm Bát Tràng được thi công và xây dựng với mục tiêu sẽ đưa những tinh hoa gốm sứ đất Việt vào trong sự phát triển của đô thị, hòa quyện và lưu giữ nét văn hóa truyền thống vào với phong cách hiện đại. Với thiết kế gồm 7 xoắn ốc, Bảo tàng Gốm Bát Tràng chính là biểu tượng của bàn xoay gốm sứ của Bát Tràng.
Bảo tàng lấy sắc đỏ làm chủ đạo, bao gồm 6 tầng:
Tầng 1: Địa điểm check in đầu tiên của du khách
Tầng 2: Đây là dành cho các sản phẩm điêu khắc
Tầng 3: Nếu bạn ưa thích những tác phẩm đương đại, thì hãy ghé qua tầng này nhé
Tầng 4: Tại đây là khu vực dành cho những văn hóa ẩm thực
Tầng 5: Nơi trưng bày các sản phẩm đa sắc của gốm sứ
Tầng G: Địa điểm cho du khách trải nghiệm làm gốm
Giá vé sẽ giao động từ 50.000 - 100.000 tùy theo nhu cầu khám phá của du khách.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp cho bạn có những trải nghiệm tuyệt vời khi đến với làng gốm Bát Tràng.
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về các sản phẩm gốm sứ, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0327.656.896 nhé.